Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

"Bắt cóc" - Đề tài luôn nóng trong phim Mỹ

Bạn có biết vì sao nền điện ảnh Mỹ lại có nhiều bộ phim về đề tài bắt cóc như vậy?

 Trung bình ở Mỹ, cứ mỗi ngày có 2.300 người được báo mất tích, tức là, cứ mỗi 40 giây lại có một đứa trẻ biến mất. Với số lượng lên đến mức đáng báo động, “bắt cóc” đã trở thành câu chuyện được quan tâm trong cuộc sống của người dân Mỹ. Nền công nghiệp điện ảnh cũng không bỏ qua điều này.

 Chính vì vậy, những bộ phim bắt cóc li kì, hấp dẫn, dễ có thực luôn giành được chiến thắng trong phòng vé và trong giới phê bình. Dù là nguyên liệu cho một bộ phim chiếu rạp kịch tính, nhưng đề tài này không phô trương, các kịch bản bắt cóc luôn rất chân thực, làm cho người xem phải rùng mình mà nghĩ: biết đâu một ngày chuyện đó lại xảy ra với mình hay người thân.


 Vụ bắt cóc 2 cô gái trẻ tự đi du lịch quá ngây thơ trong Taken (2008) làm nhiều khán giả giật mình. Bộ phim phản ánh sự hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức buôn bán phụ nữ trên thế giới. Thật là không khôn ngoan khi bắt cóc con gái của một cựu đặc nhiệm CIA, đặc biệt là khi nhân viên đó do Liam Neeson thủ vai. Sự bùng nổ của bộ phim kinh phí thấp này cũng khẳng định tay nghề của đạo diễn của đạo diễn người Pháp Pierre Morel.


 Còn bộ phim A Life Less Ordinary (1997) nói về Robert (Mcgregor), sau khi bị đuổi việc lao công ở nhà tỷ phú, đã quyết định bắt cóc cô con gái Celine (Diaz) của ông chủ trong lúc phẫn nộ. Trên đường trốn chạy, họ dần cảm mến nhau và cuối cùng, Celine giúp Robert lấy tiền của bố cô. Một câu chuyện lãng mạn kinh điển, nhưng bộ phim cũng bị chỉ trích cũng vì lãng mạn hóa Hội chứng Stockholm (có cảm tình với kẻ bắt cóc, đối xử xấu với mình) dễ xảy ra ở phụ nữ.


 Nếu phải hỏi fan cuồng nào đáng sợ nhất trong phim Mỹ, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là Annie của diễn viên gạo cội Kathy Bates trong bộ phim Misery (1990). Tự coi mình là fan lớn nhất của nhà văn lãng mạn Paul (James Caan), Annie đã chớp cơ hội tìm thấy ông nhà văn bị tai nạn xe hơi để nhốt ông trong nhà và bắt viết ra câu truyện như ý muốn của mình. Nhân vật tâm thần do Kathy Bates thủ vai quá thuyết phục và sống động, đến nỗi Hiệp hội Điện ảnh Mỹ không có cách nào khác là trao tặng bà một giải Oscar vì cách diễn rất duyên dáng mà lạnh lùng sởn gai ốc.


 Trong số các phim cùng đề tài, Kidnapped in Romania "Mật án La Mã" đứng tách biệt nhờ sự hấp dẫn của cuộc đào tẩu chứ không phải câu chuyện của vụ bắt cóc. Đặc biệt, chất giọng truyền cảm của diễn viên trẻ tuổi Andrea Stefancikova, trong vai người vợ bắt cóc và nhốt trong cốp xe, chỉ có thể cầu cứu 911 qua điện thoại, thực sự làm tim người xem hồi hộp lo sợ theo từng câu nói của cô. Điều này đặt nhân viên trực điện thoại do Paul Sorvino thủ vai vào những tình thế thật nghẹt thở.

 Các bộ phim kể trên phần nào nói về sự dã man của bọn bắt cóc, nhưng cũng qua đó để nói lên những tình cảm trong cuộc sống, đức hy sinh và sức mạnh vượt qua trở ngại để giành giật lại người mình yêu quý. Đó là ý nghĩa mạnh mẽ của dòng phim luôn nóng này đặc biệt là phim Mật án La Mã "Kidnapped in Romania"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét