Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Bom tấn trinh thám thiêu đốt mọi phòng vé - Vạch Trần (Exposed) do Keanu Reeves thủ vai

Vì sao nên xem phim Exposed – Vạch Trần?


 Nội dung: Trong quá trình điều tra thủ phạm gây ra cái chết bất ngờ của người cộng sự, thám tử Scotty Galban (Keanu Reeves thủ vai) đã phát hiện ra Isabel De La Cruz (Ana de Armas thủ vai), một giáo viên trẻ xinh đẹp, luôn xuất hiện tình cờ và đầy bí ẩn trong các bức ảnh là chứng cứ hiếm hoi để tìm ra kẻ thủ ác của vụ trọng án. Càng tiến sâu hơn vào quá trình điều tra, Scotty càng tin rằng Isabel có thể là nhân chứng quan trọng giúp anh lần ra đầu mối của sự việc. Mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi vụ việc có liên quan đến bê bối tham nhũng của cảnh sát New York cũng như một điều kỳ lạ mà Isabel (vốn là một kẻ mộ đạo) đã được chứng kiến tận mắt mà không thể lý giải nổi.


 Đặc biệt, EXPOSED – Vạch Trần có sự tham gia của nữ diễn viên gốc Cuba đầy gợi cảm Ana De Armas, siêu sao phim Ma Trận Keanu Reeves và nữ diễn viên giành giải Oscar Mira Sorvino. Bộ phim còn có sự xuất hiện đặc biệt với tư cách khách mời của rapper giành giải Grammy danh giá Big Daddy Kane.

Diễn viên trong Vạch Trần:

 ANA DE ARMAS (Trong vai “Isabel”) Ana De Armas nổi lên với vai diễn “Felicidad” đóng cùng với nam diễn viên Edgar Ramirez trong bộ phim HANDS OF STONE do đạo diễn Jonathan Jakubowicz chỉ đạo diễn xuất. Trước khi bấm máy, bộ phim nổi tiếng bởi khâu tuyển chọn diễn viên gắt gao trên toàn thế giới. HANDS OF STONE kể về cuộc đời tay đấm bốc huyền thoại Roberto Duran (do Edgar Ramirez đảm nhiệm) cùng tình thầy trò khăng khít với người thầy của mình là Ray Arcel (do diễn viên kỳ cựu giành giải Oscar Robert De Niro thủ vai) Cô vừa hoàn thành dự án phim ARMS AND THE DUDES của hãng phim Warner Bros, do Todd Philips làm đạo diễn, đóng cặp với Miles Teller và Jonah Hill. Trong năm vừa qua, cô có cơ hội cộng tác “kép” với tài tử Keanu Reeves trong bộ phim độc lập KNOCK KNOCK (công chiếu tháng 1/2015 tại Liên hoan phim Sundance) và EXPOSED – bộ phim tâm lý hình sự trinh thám ly kỳ.


 KEANU REEVES (Trong vai “Thám tử Scotty Galban”) Keanu Reeves được biết đến là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất trên thế giới với các bộ phim anh tham gia mang về lợi nhuận khổng lồ khoảng 3,6 tỷ USD trên toàn cầu. Gần đây anh vừa hoàn thiện tác phẩm điện ảnh mới của mình mang tên THE WHOLE TRUTH đóng cặp cùng “tiểu thư Jones” Renée Zellweger và KNOCK KNOCK, một tác phẩm của đạo diễn Eli Roth. Ngoài ra anh cũng đang tham dự án JOHN WICK đóng cùng nam diễn viên gạo cội Willem Dafoe.


 Những bộ phim bom tấn mà anh đã từng tham gia là bộ ba THE MATRIX, SPEED, GENERATION UM, HENRY’S CRIME (với vai trò diễn viên kiêm nhà sản xuất), THE PRIVE LIFE OF PIPPA LEE, THE DAY THE EARTH STOOD STILL (làm lại dựa trên bộ phim kinh điển cùng tên phát hành năm 1951, đóng cặp với nữ diễn viên Jennifer Connelly), STREET KINGS, THE LAKE HOUSE (phim tình cảm lấy được nước mắt của rất nhiều khán giả, đóng cặp với Sandra Bullock), A SCANNER DARKLY… Anh còn được biết đến qua bộ phim CONSTANTINE đóng cùng Rachel Weisz, bộ phim độc lập THUMBSUCKER, bộ phim hài tình cảm SOMETHING’S GOTTA GIVE đóng cùng Jack Nicholson và Diane Keaton.


 Tại Việt Nam, Keanu Reeves bên cạnh siêu phẩm MATRIX còn được biết đến với phim tâm lý tình cảm đầy xúc động SWEET NOVEMBER đóng cặp với nữ diễn viên Charlize Theron. Một số bộ phim khác anh tham gia diễn xuất là HARDBALL, THE GIFT, LITTLE BUDDHA, MUCH ADO ABOUT NOTHING, MY OWN PRIVATE IDAHO, CHAIN REACTION, JOHNNY MNEMONIC, v.v…

 MIRA SORVINO (Trong vai “Janine Cullen”) Mira Sorvino với diễn xuất trong bộ phim MIGHTY APHRODITE của Woody Allen đã vinh dự mang về chiến thắng kép bao gồm: Tượng Vàng Oscar của Viện Hàn Lâm Điện Ảnh Hoa Kỳ, Giải Quả cầu Vàng, giải Critics’ Choice Award cùng đề cử tại National Board of Review và New York Film Critics Circle. Ngoài ra, cô cũng nhận được đề cử Quả cầu Vàng cho diễn xuất độc đáo của mình trong bộ phim trinh thám mini sê-ri HUMAN TRAFFICKING của Christian Duguay.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Lưu Diệc Phi - Người đẹp mít ướt của “The Four 2”

Lưu Diệc Phi được khán giả gọi là "người đẹp khóc" của "Tứ đại danh bổ 2" vì lối nhập vai chắc tay ở những cảnh nội tâm, đau đớn. Trong bộ phim cổ trang "Tứ đại danh bổ 2" - The Four 2 cô đã thể hiện rõ bản năng diễn của mình, dù còn hơi "cứng" ở cử chỉ khuôn mặt".....


 Tứ đại danh bổ 2 (The Four 2) khởi chiếu từ ngày 6/12, hiện đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu điện ảnh Trung Quốc. Không chỉ ăn nên làm ra ở khoản doanh thu phòng vé, Tứ đại danh bổ 2 còn nhận được nhiều lời khen cho khâu hiệu quả nghệ thuật, khả năng nhập vai của dàn diễn viên. Đặc biệt, đóa hồng trung tâm của tác phẩm - Lưu Diệc Phi - cho thấy bước trưởng thành lớn trong diễn xuất, gây ấn tượng mạnh với khán giả. Cô được ưu ái dành tặng biệt danh "người đẹp khóc" của Tứ đại danh bổ 2 vì lối nhập vai cực ngọt ở những cảnh nội tâm, đau đớn.




 So với phần 1, rõ ràng trong "Tứ đại danh bổ 2" - The Four 2 này, Lưu Diệc Phi có nhiều đất hơn để thể hiện khả năng diễn xuất. Lưu Diệc Phi xuất hiện với hàng loạt cảnh đơn khó nhằn như cảnh khóc, cảnh đau khổ, dằn vặt vì bóng đen quá khứ, cảnh chịu đau đớn khi bị tra tấn thê thảm…




 Người đẹp sinh năm 1987 đã chuyển tải hình ảnh nhân vật Vô Tình khá tốt trong những phân đoạn phức tạp, đòi hỏi khả năng diễn xuất tình cảm nội tâm chắc tay kể trên. Cô cũng hoàn toàn không hề bị lu mờ, lép vế khi xuất hiện trong các cảnh tay đôi, tay ba với các đồng nghiệp thuộc hàng ngũ diễn viên thực lực có tên tuổi: Huỳnh Thu Sinh, Đặng Siêu, Ngô Tú Ba…



 Theo thống kê của Sina, tác phẩm Tứ đại danh bổ 2 - The Four 2 của Lưu Diệc Phi, Đặng Siêu, Liễu Nham, Ngô Tú Ba… hiện đang dẫn đầu thành tích bán vé trong hệ thống rạp phim toàn Trung Quốc. Sau 3 ngày đầu công chiếu, phim đã thu về doanh số gấp hơn 10 lần kinh phí sản xuất, đạt gần 90 triệu NDT (~ 297 tỷ đồng).



 Tứ đại danh bổ 2 (The Four 2) là bộ phim được cải biên dựa trên tiểu thuyết lừng danh cùng tên của tác giả Ôn Thụy An, khắc họa chân dung bốn vị bổ đầu nổi tiếng của Thần Hầu phủ là Vô Tình, Thiết Thủ, Lãnh Huyết và Truy Mệnh. Vừa ra mắt đã thiết lập thành tích phòng vé ấn tượng, Tứ đại danh bổ 2 được dự đoán sẽ là "bom tấn" đáng gờm của điện ảnh Hoa ngữ trong mùa phim dịp cuối năm.


Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Phim Chiến Tranh Trung - Nhật: TRUY LÙNG CHAI NƯỚC NGỌT.

Có những diễn viên sinh ra chỉ để cho một vai diễn duy nhất, cũng có những đạo diễn chỉ một lần rạng danh cho một bộ phim duy nhất. Đó là vinh quang ngắn ngủi, là sự rực sáng rồi chợt tắt của đội ngũ làm phim chiến tranh "Truy Lùng Chai Nước Ngọt" ( Hãy giơ tay lên phần 2)...


 Từ sau  phần 1 phim "Hãy giơ tay lên" - Truy Lùng Chai Nước Ngọt, đã có phần 2 nhưng dấu ấn để lại trong lòng khán giả nhiều nhất chính là phần 2 này. Hình ảnh hài hước châm biếm được đạo diễn Phùng Tiểu Cương khắc họa lại dưới một bộ phim hài hước.

 Bộ phim Truy Lùng Chai Nước Ngọt (Hãy giơ tay lên phần 2) là một câu chuyện bắt đầu từ một chiếc nắp chai nước ngọt quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng tài liệu quan trọng về một món bảo vật vô giá trong lịch sử khảo cổ học của loài người, đưa người xem ngược dòng lịch sử trở về hơn 60 năm trước.

 Trong chiến tranh thế giới thứ 2, con tàu Adovan chở thương binh Nhật về nước, nhưng đó chỉ là trò qua mặt thiên hạ của quân Nhật. Điệp vụ Trung Quốc đã kịp đánh chìm con tàu ngay tại hải phận Trung Quốc và những bí mật lịch sử cũng chìm sâu dưới đáy đại dương.


 Đan xem giữa quá khứ và thực tại cùng những pha hành động hài hước, hành trình khám phá Adovan được tái hiện sinh động, bức màn bí mật về con tàu huyền thoại dần hé lộ. Hãy đón xem bộ phim hài hước về chiến tranh Trung -Nhật Truy Lùng Chai Nước Ngọt (Hãy giơ tay lên phần 2)

Phim Chiến Tranh Trung - Nhật: TRUY LÙNG CHAI NƯỚC NGỌT.

Có những diễn viên sinh ra chỉ để cho một vai diễn duy nhất, cũng có những đạo diễn chỉ một lần rạng danh cho một bộ phim duy nhất. Đó là vinh quang ngắn ngủi, là sự rực sáng rồi chợt tắt của đội ngũ làm phim chiến tranh "Truy Lùng Chai Nước Ngọt" ( Hãy giơ tay lên phần 2)...


 Từ sau  phần 1 phim "Hãy giơ tay lên" - Truy Lùng Chai Nước Ngọt, đã có phần 2 nhưng dấu ấn để lại trong lòng khán giả nhiều nhất chính là phần 2 này. Hình ảnh hài hước châm biếm được đạo diễn Phùng Tiểu Cương khắc họa lại dưới một bộ phim hài hước.

 Bộ phim Truy Lùng Chai Nước Ngọt (Hãy giơ tay lên phần 2) là một câu chuyện bắt đầu từ một chiếc nắp chai nước ngọt quá đỗi bình thường nhưng chứa đựng tài liệu quan trọng về một món bảo vật vô giá trong lịch sử khảo cổ học của loài người, đưa người xem ngược dòng lịch sử trở về hơn 60 năm trước.

 Trong chiến tranh thế giới thứ 2, con tàu Adovan chở thương binh Nhật về nước, nhưng đó chỉ là trò qua mặt thiên hạ của quân Nhật. Điệp vụ Trung Quốc đã kịp đánh chìm con tàu ngay tại hải phận Trung Quốc và những bí mật lịch sử cũng chìm sâu dưới đáy đại dương.


 Đan xem giữa quá khứ và thực tại cùng những pha hành động hài hước, hành trình khám phá Adovan được tái hiện sinh động, bức màn bí mật về con tàu huyền thoại dần hé lộ. Hãy đón xem bộ phim hài hước về chiến tranh Trung -Nhật Truy Lùng Chai Nước Ngọt (Hãy giơ tay lên phần 2)

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

"Thần Kiếm" Cổ Long - Tiểu thuyết kiếm hiệp chuyển thể thành phim

Tháng 12, "Thần kiếm" - bộ phim kiếm hiệp dựa trên nguyên tác của nhà văn Cổ Long - ra mắt khán giả châu Á. Sau bao năm, điện ảnh Trung Quốc vẫn chưa vơi nguồn cảm hứng với Cổ Long.



Thần kiếm được chuyển thể từ tiểu thuyết Tam Thiếu Gia đích kiếm, xuất bản năm 1975. Theo thống kê, đây là bộ phim điện ảnh thứ 24 dựa trên các tác phẩm của Cổ Long. Nếu xét tới truyền hình, số lượng phim bắt nguồn từ truyện Cổ Long là nhiều vô số kể. Trên thực tế, Tam Thiếu Gia đích kiếm hoàn toàn không phải là một danh tác của Cổ Long.

 Ông viết cuốn sách này vào giai đoạn thoái trào của sự nghiệp, khi cả sức lực và sự sáng tạo đã cạn kiệt. Nếu chỉ bằng Tam Thiếu Gia đích kiếm hay các tác phẩm tầm tầm khác, Cổ Long chắc chắn không thể từ một nhà văn viết thuê vô danh bỗng vụt sáng trở thành tác gia tiểu thuyết võ hiệp lừng lẫy đất Đài Loan, danh tiếng sánh ngang hai bậc tiền bối Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

 Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa, sinh năm 1938 ở Hong Kong và cùng gia đình chuyển đến Đài Loan vào năm 1952. Cha mẹ ly dị, thời thơ ấu của Cổ Long đầy sóng gió. Với số tiền tiết kiệm được từ công việc bán thời gian và nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, Cổ Long được học tại khoa Anh văn trường đại học Đạm Giang. Ông yêu văn học từ nhỏ và 19 tuổi đã có tác phẩm đăng báo.


Cuộc đời - sự nghiệp như ngôi sao băng


 Thời kỳ đó, tiểu thuyết võ hiệp rất thịnh hành ở Đài Loan. Cổ Long chập chững viết thuê cho ba tác gia võ hiệp nổi tiếng Đài Loan là Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh. Năm 1960, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay là Thương khung thần kiếm. Từ năm 1960 đến 1965, Cổ Long viết 17 cuốn sách nhưng còn loay hoay, chất lượng các tác phẩm khá thấp.

 Trong phụ lục cuốn Thiết huyết đại kỳ, Cổ Long thú nhận: “Vẫn phải cần cơm, cần rượu, cần bạn gái, cần đi xe, cần nhà ở, cần xem phim… Thế là chỉ cần có thể viết được một cái gì đó là vội vàng đem đi đổi lấy tiền… Vì cần tiền cơm mà viết. Đó không phải là nỗi buồn chung của các tác giả, nhưng là nỗi buồn của tôi”.

 Tác phẩm Võ lâm ngoại sử sáng tác năm 1966 là bước ngoặt trong sự nghiệp của Cổ Long. Với cuốn tiểu thuyết này, ông tạo ra hình tượng lãng tử, đồng thời không chạy theo mô thức truyền kỳ cũ kỹ của tiểu thuyết võ hiệp truyền thống, mà vận dụng những mô típ của tiểu thuyết trinh thám và huyền ảo. Và tám năm tiếp theo là thời kỳ đỉnh cao của Cổ Long.


 Ở giai đoạn này, ông sáng tác Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Tiêu Thập Nhất Lang, Lưu tinh. Hồ Điệp. Kiếm, Hoan lạc anh hùng, Thiên nhai. Minh nguyệt. Đao, Đại nhân vật, Cửu nguyệt phi ưng… Cũng cần phải kể đến những tập đầu của Sở Lưu Hương truyền kỳ, Thất chủng vũ khí và Lục Tiểu Phụng. Với các tác phẩm độc đáo, mới mẻ, Cổ Long từ một nhà văn vô danh đã vượt qua bộ ba Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh để trở thành “võ lâm minh chủ” đất Đài Loan. Danh tiếng của ông ngày càng vươn xa, giúp ông sánh ngang với hai tông sư tiểu thuyết võ hiệp Hong Kong là Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

 Tuy nhiên, sau Tiêu Thập Nhất Lang Cổ Long bắt đầu rơi vào quá trình suy thoái. Các tác phẩm sau đó của ông trở nên nhạt nhẽo, lặp lại chính mình. Theo cuốn Võ hiệp ngũ đại gia của nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Trần Mặc (NXB Trẻ - 2003), tửu sắc quá độ là một nguyên nhân quan trọng khiến Cổ Long đánh mất khí lực và sức sáng tạo dù chưa bước sang tuổi 40.

 Tháng 8/1985, Cổ Long qua đời ở tuổi 48. Ông cả đời mê rượu, hầu hết các nhân vật do ông sáng tạo ra đều là phường tửu sắc, nên tại lễ tang bạn bè mang tới tổng cộng 48 chai rượu đặt bên quan tài ông. Nhà văn Kiều Kỳ viết đôi liễn: “Tiểu Lý phi đao thành tuyệt hưởng, nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương” (Tiểu Lý phi đao lời đã dứt, người đời chẳng thấy Sở Lưu Hương).

 “Ánh sáng của sao băng tuy ngắn ngủi, nhưng trên bầu trời có vì sao nào sánh nổi sự xán lạn huy hoàng của sao băng?” Cổ Long đã viết như thế ở trang đầu Lưu tinh. Hồ điệp. Kiếm. Phải chăng ông viết về bản thân mình? Ông cũng như một ngôi sao băng, bay ngang bầu trời võ hiệp Đài Loan, che mờ các vì sao khác, nhưng nhanh chóng tắt lịm.

Nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp


 Giới phê bình cho biết Cổ Long ban đầu mô phỏng Kim Dung và Lương Vũ Sinh, nhưng sau đó học tập và chịu ảnh hưởng từ phong cách của các tác gia văn học phương Tây như Earnest Hemingway, Jack London, John Steinbeck hay Friedrich Nietzcsche.

 Trong lời tựa Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Cổ Long nhắc đến Chiến tranh và hòa bình, Sân bay quốc tế, Người đàn bà bé nhỏ, Ông già và biển cả… “Những tác gia vĩ đại ấy… đã khắc họa nhân tính một cách sâu sắc, khiến độc giả xúc động tận đáy lòng… Những câu chuyện như thế, những cách viết như thế, tiểu thuyết võ hiệp cũng có thể dùng”, ông khẳng định.

 Một nguyên nhân là theo Trần Mặc, Cổ Long không mấy am hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, do đó không thể viết các tác phẩm đồ sộ chứa đựng cả lịch sử, văn hóa và các quan điểm triết học - nhân sinh như Kim Dung hay Lương Vũ Sinh. Cổ Long phải tự đi tìm một con đường mới. Đó là Tây hóa.

 Nhờ đó, các tác phẩm của Cổ Long ở thời kỳ đỉnh cao hoàn toàn khác biệt so với Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Ông tiếp thu hình thức câu văn và đoạn văn ngắn gọn của tiểu thuyết phương Tây, khám phá chiều sâu tâm lý của nhân vật, áp dụng mô típ trinh thám - gián điệp… Ở những cuốn tiểu thuyết đặc sắc nhất của Cổ Long, người ta thấy bóng dáng của Điệp viên 007, của phim cao bồi Mỹ hay của cuốn Bố già.

 Sự khác biệt lớn nhất là các nhân vật của Cổ Long hoàn toàn không phải là hiệp khách kiểu truyện võ hiệp truyền thống Trung Quốc, mà là những lãng tử thân thế bí ẩn, nội tâm cô độc, không chấp nhận khuôn khổ và sự ràng buộc cứng nhắc. Họ rất kỳ lạ nhưng cũng rất đời, có điểm tốt, có tính xấu, gần gũi và quen thuộc, có máu thịt chứ không phải là những nhân vật công thức hóa, một căn bệnh chung của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc.


 Ví dụ như A Phi, nhân vật chính của Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm (chứ không phải là Tiểu Lý phi đao Lý Tầm Hoan) chẳng phải là hiệp khách thế thiên hành đạo, mà xuất hiện trên giang hồ chỉ vì mục đích cầu danh. Từ một kẻ lạnh lùng, A Phi nhờ tình bạn mà trở nên ấm áp, rồi vì tình yêu trở nên mù quáng, trượt tới bờ vực của sự tầm thường, nhưng kịp tỉnh ngộ đúng lúc.

 Cách Cổ Long thể hiện võ công cũng rất khác biệt so với Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Ông không chú trọng mô tả chiêu thức phức tạp như hai tiền bối, mà sáng tạo ra chiêu thức độc đáo Tiểu Lý phi đao chưa hề sai đích. Không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất chiêu như thế nào, mũi đao đã cắm vào yết hầu kẻ địch. Tương tự, kiếm pháp của A Phi nhanh, chuẩn và độc như điện chớp.

 Các trận chiến trong tiểu thuyết Cổ Long được viết rất hấp dẫn, cũng không liệt kê chiêu thức mà tả hoàn cảnh, không khí khẩn trương căng thẳng, đem lại hiệu quả thị giác sinh động. Những cuộc đối đầu giữa Lý Tầm Hoan và Quách Tùng Dương trong Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm hay Sở Lưu Hương với Thạch Quan Âm trong Sở Lưu Hương truyền kỳ là vô cùng đặc sắc.

Nhưng chỉ xếp thứ ba

 Người đọc tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc thường so sánh thứ bậc các tác gia, và tất nhiên Kim Dung luôn là “võ lâm minh chủ”. Sự tranh cãi quyết liệt luôn nổ ra giữa phe hâm mộ Lương Vũ Sinh và phe yêu quý Cổ Long. Và không bên nào chịu nhường bên nào.

 Các nhà phê bình đánh giá tiểu thuyết Cổ Long là những tác phẩm viết nhanh, đăng liên tục trên báo nên bộ nào cũng có khiếm khuyết. Theo nhận định chung, Cổ Long viết tổng cộng 69 bộ nhưng chỉ có 25 bộ đạt chuẩn, còn lại là tầm thường. Trong 25 bộ đạt chuẩn chỉ có khoảng 12 bộ từ hay đến xuất sắc, trong đó có Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Tam thiếu gia đích kiếm ( Thần Kiếm -Sword Master), Hoan lạc anh hùng, Đại nhân vật, Thiên nhai. Minh nguyệt. Đao….

 Nhà nghiên cứu văn học Trần Mặc cho rằng một vấn đề của tiểu thuyết Cổ Long là từng phần nhỏ rất chặt chẽ và tinh tế, nhưng tổng thể tác phẩm lại rời rạc. Ví dụ kết cấu của Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm có khiếm khuyết rất lớn. Câu chuyện về bí ẩn của Mai Hoa Đạo vẫn còn dở dang, chưa được giải quyết thấu đáo thì tác giả đã nhanh nhảu chuyển sang cuộc đối đầu của Lý Tầm Hoan và A Phi với Kim Tiền bang.

 “Con người Cổ Long rất giống nhân vật Lệnh Hồ Xung dưới ngòi bút Kim Dung, học được Độc cô cửu kiếm thần kỳ, sử dụng rất linh hoạt nhưng nội lực không thâm hậu… Nếu tiểu thuyết Kim Dung càng dài càng hay thì tiểu thuyết Cổ Long càng dài càng rời rạc”, Trần Mặc nhận định như thế trong cuốn Võ hiệp ngũ đại gia.

 Cuối cùng, Cổ Long dù là nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp nhưng không thể vượt qua chính mình. Như Kim Dung không ngừng sáng tạo, các tác phẩm và nhân vật luôn có sự chuyển biến, không hề lặp lại chính mình. Sự chuyển đổi từ bậc đại hiệp chính khí lẫm lẫm Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) đến gã lưu manh gian xảo Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký) thể hiện rõ điều đó.


 Ngược lại, Cổ Long sau khi tạo ra mô hình tiểu thuyết võ hiệp mới với Võ lâm ngoại sử đã không còn đổi mới, các nhân vật chủ yếu xoay quanh hai loại, một là phong lưu phóng đãng, tự do tự tại, hai là mặt lạnh tim nóng, thân thế bí ẩn, tính tình kỳ lạ… Các nhân vật Lý Tầm Hoan, A Phi, Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, Dương Phàm…đều nằm trong khuôn khổ này.

 Rốt cuộc, theo các nhà phê bình, vì những hạn chế của mình nên Cổ Long chỉ có thể xếp thứ ba trên văn đàn tiểu thuyết võ hiệp, sau Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Cổ Long không thể như nhân vật Lý Tầm Hoan, từ vị trí “thám hoa” vượt qua Thượng Quan Kim Hồng và Thiên Cơ Lão Nhân để trở thành đệ nhất thiên hạ.

 Dù vậy, với những người yêu tiểu thuyết võ hiệp, Cổ Long vẫn luôn là tác giả không thể bỏ qua. Bộ phim Thần Kiếm - Sword Master sẽ ra mắt vào tháng 12 tới đây...

"Thần Kiếm" Cổ Long - Tiểu thuyết kiếm hiệp chuyển thể thành phim

Tháng 12, "Thần kiếm" - bộ phim kiếm hiệp dựa trên nguyên tác của nhà văn Cổ Long - ra mắt khán giả châu Á. Sau bao năm, điện ảnh Trung Quốc vẫn chưa vơi nguồn cảm hứng với Cổ Long.


Thần kiếm được chuyển thể từ tiểu thuyết Tam Thiếu Gia đích kiếm, xuất bản năm 1975. Theo thống kê, đây là bộ phim điện ảnh thứ 24 dựa trên các tác phẩm của Cổ Long. Nếu xét tới truyền hình, số lượng phim bắt nguồn từ truyện Cổ Long là nhiều vô số kể. Trên thực tế, Tam Thiếu Gia đích kiếm hoàn toàn không phải là một danh tác của Cổ Long.

 Ông viết cuốn sách này vào giai đoạn thoái trào của sự nghiệp, khi cả sức lực và sự sáng tạo đã cạn kiệt. Nếu chỉ bằng Tam Thiếu Gia đích kiếm hay các tác phẩm tầm tầm khác, Cổ Long chắc chắn không thể từ một nhà văn viết thuê vô danh bỗng vụt sáng trở thành tác gia tiểu thuyết võ hiệp lừng lẫy đất Đài Loan, danh tiếng sánh ngang hai bậc tiền bối Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

 Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa, sinh năm 1938 ở Hong Kong và cùng gia đình chuyển đến Đài Loan vào năm 1952. Cha mẹ ly dị, thời thơ ấu của Cổ Long đầy sóng gió. Với số tiền tiết kiệm được từ công việc bán thời gian và nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, Cổ Long được học tại khoa Anh văn trường đại học Đạm Giang. Ông yêu văn học từ nhỏ và 19 tuổi đã có tác phẩm đăng báo. 


Cuộc đời - sự nghiệp như ngôi sao băng


 Thời kỳ đó, tiểu thuyết võ hiệp rất thịnh hành ở Đài Loan. Cổ Long chập chững viết thuê cho ba tác gia võ hiệp nổi tiếng Đài Loan là Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh. Năm 1960, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay là Thương khung thần kiếm. Từ năm 1960 đến 1965, Cổ Long viết 17 cuốn sách nhưng còn loay hoay, chất lượng các tác phẩm khá thấp.

 Trong phụ lục cuốn Thiết huyết đại kỳ, Cổ Long thú nhận: “Vẫn phải cần cơm, cần rượu, cần bạn gái, cần đi xe, cần nhà ở, cần xem phim… Thế là chỉ cần có thể viết được một cái gì đó là vội vàng đem đi đổi lấy tiền… Vì cần tiền cơm mà viết. Đó không phải là nỗi buồn chung của các tác giả, nhưng là nỗi buồn của tôi”.

 Tác phẩm Võ lâm ngoại sử sáng tác năm 1966 là bước ngoặt trong sự nghiệp của Cổ Long. Với cuốn tiểu thuyết này, ông tạo ra hình tượng lãng tử, đồng thời không chạy theo mô thức truyền kỳ cũ kỹ của tiểu thuyết võ hiệp truyền thống, mà vận dụng những mô típ của tiểu thuyết trinh thám và huyền ảo. Và tám năm tiếp theo là thời kỳ đỉnh cao của Cổ Long.


 Ở giai đoạn này, ông sáng tác Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Tiêu Thập Nhất Lang, Lưu tinh. Hồ Điệp. Kiếm, Hoan lạc anh hùng, Thiên nhai. Minh nguyệt. Đao, Đại nhân vật, Cửu nguyệt phi ưng… Cũng cần phải kể đến những tập đầu của Sở Lưu Hương truyền kỳ, Thất chủng vũ khí và Lục Tiểu Phụng. Với các tác phẩm độc đáo, mới mẻ, Cổ Long từ một nhà văn vô danh đã vượt qua bộ ba Ngọa Long Sinh, Gia Cát Thanh Vân và Tư Mã Linh để trở thành “võ lâm minh chủ” đất Đài Loan. Danh tiếng của ông ngày càng vươn xa, giúp ông sánh ngang với hai tông sư tiểu thuyết võ hiệp Hong Kong là Kim Dung và Lương Vũ Sinh.

 Tuy nhiên, sau Tiêu Thập Nhất Lang Cổ Long bắt đầu rơi vào quá trình suy thoái. Các tác phẩm sau đó của ông trở nên nhạt nhẽo, lặp lại chính mình. Theo cuốn Võ hiệp ngũ đại gia của nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Trần Mặc (NXB Trẻ - 2003), tửu sắc quá độ là một nguyên nhân quan trọng khiến Cổ Long đánh mất khí lực và sức sáng tạo dù chưa bước sang tuổi 40.

 Tháng 8/1985, Cổ Long qua đời ở tuổi 48. Ông cả đời mê rượu, hầu hết các nhân vật do ông sáng tạo ra đều là phường tửu sắc, nên tại lễ tang bạn bè mang tới tổng cộng 48 chai rượu đặt bên quan tài ông. Nhà văn Kiều Kỳ viết đôi liễn: “Tiểu Lý phi đao thành tuyệt hưởng, nhân gian bất kiến Sở Lưu Hương” (Tiểu Lý phi đao lời đã dứt, người đời chẳng thấy Sở Lưu Hương).

 “Ánh sáng của sao băng tuy ngắn ngủi, nhưng trên bầu trời có vì sao nào sánh nổi sự xán lạn huy hoàng của sao băng?” Cổ Long đã viết như thế ở trang đầu Lưu tinh. Hồ điệp. Kiếm. Phải chăng ông viết về bản thân mình? Ông cũng như một ngôi sao băng, bay ngang bầu trời võ hiệp Đài Loan, che mờ các vì sao khác, nhưng nhanh chóng tắt lịm.

Nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp


 Giới phê bình cho biết Cổ Long ban đầu mô phỏng Kim Dung và Lương Vũ Sinh, nhưng sau đó học tập và chịu ảnh hưởng từ phong cách của các tác gia văn học phương Tây như Earnest Hemingway, Jack London, John Steinbeck hay Friedrich Nietzcsche.

 Trong lời tựa Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Cổ Long nhắc đến Chiến tranh và hòa bình, Sân bay quốc tế, Người đàn bà bé nhỏ, Ông già và biển cả… “Những tác gia vĩ đại ấy… đã khắc họa nhân tính một cách sâu sắc, khiến độc giả xúc động tận đáy lòng… Những câu chuyện như thế, những cách viết như thế, tiểu thuyết võ hiệp cũng có thể dùng”, ông khẳng định.

 Một nguyên nhân là theo Trần Mặc, Cổ Long không mấy am hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Quốc, do đó không thể viết các tác phẩm đồ sộ chứa đựng cả lịch sử, văn hóa và các quan điểm triết học - nhân sinh như Kim Dung hay Lương Vũ Sinh. Cổ Long phải tự đi tìm một con đường mới. Đó là Tây hóa.

 Nhờ đó, các tác phẩm của Cổ Long ở thời kỳ đỉnh cao hoàn toàn khác biệt so với Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Ông tiếp thu hình thức câu văn và đoạn văn ngắn gọn của tiểu thuyết phương Tây, khám phá chiều sâu tâm lý của nhân vật, áp dụng mô típ trinh thám - gián điệp… Ở những cuốn tiểu thuyết đặc sắc nhất của Cổ Long, người ta thấy bóng dáng của Điệp viên 007, của phim cao bồi Mỹ hay của cuốn Bố già.

 Sự khác biệt lớn nhất là các nhân vật của Cổ Long hoàn toàn không phải là hiệp khách kiểu truyện võ hiệp truyền thống Trung Quốc, mà là những lãng tử thân thế bí ẩn, nội tâm cô độc, không chấp nhận khuôn khổ và sự ràng buộc cứng nhắc. Họ rất kỳ lạ nhưng cũng rất đời, có điểm tốt, có tính xấu, gần gũi và quen thuộc, có máu thịt chứ không phải là những nhân vật công thức hóa, một căn bệnh chung của tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc.


 Ví dụ như A Phi, nhân vật chính của Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm (chứ không phải là Tiểu Lý phi đao Lý Tầm Hoan) chẳng phải là hiệp khách thế thiên hành đạo, mà xuất hiện trên giang hồ chỉ vì mục đích cầu danh. Từ một kẻ lạnh lùng, A Phi nhờ tình bạn mà trở nên ấm áp, rồi vì tình yêu trở nên mù quáng, trượt tới bờ vực của sự tầm thường, nhưng kịp tỉnh ngộ đúng lúc.

 Cách Cổ Long thể hiện võ công cũng rất khác biệt so với Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Ông không chú trọng mô tả chiêu thức phức tạp như hai tiền bối, mà sáng tạo ra chiêu thức độc đáo Tiểu Lý phi đao chưa hề sai đích. Không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất chiêu như thế nào, mũi đao đã cắm vào yết hầu kẻ địch. Tương tự, kiếm pháp của A Phi nhanh, chuẩn và độc như điện chớp.

 Các trận chiến trong tiểu thuyết Cổ Long được viết rất hấp dẫn, cũng không liệt kê chiêu thức mà tả hoàn cảnh, không khí khẩn trương căng thẳng, đem lại hiệu quả thị giác sinh động. Những cuộc đối đầu giữa Lý Tầm Hoan và Quách Tùng Dương trong Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm hay Sở Lưu Hương với Thạch Quan Âm trong Sở Lưu Hương truyền kỳ là vô cùng đặc sắc.

Nhưng chỉ xếp thứ ba

 Người đọc tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc thường so sánh thứ bậc các tác gia, và tất nhiên Kim Dung luôn là “võ lâm minh chủ”. Sự tranh cãi quyết liệt luôn nổ ra giữa phe hâm mộ Lương Vũ Sinh và phe yêu quý Cổ Long. Và không bên nào chịu nhường bên nào.

 Các nhà phê bình đánh giá tiểu thuyết Cổ Long là những tác phẩm viết nhanh, đăng liên tục trên báo nên bộ nào cũng có khiếm khuyết. Theo nhận định chung, Cổ Long viết tổng cộng 69 bộ nhưng chỉ có 25 bộ đạt chuẩn, còn lại là tầm thường. Trong 25 bộ đạt chuẩn chỉ có khoảng 12 bộ từ hay đến xuất sắc, trong đó có Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm, Tam thiếu gia đích kiếm ( Thần Kiếm -Sword Master), Hoan lạc anh hùng, Đại nhân vật, Thiên nhai. Minh nguyệt. Đao….

 Nhà nghiên cứu văn học Trần Mặc cho rằng một vấn đề của tiểu thuyết Cổ Long là từng phần nhỏ rất chặt chẽ và tinh tế, nhưng tổng thể tác phẩm lại rời rạc. Ví dụ kết cấu của Đa tình kiếm khách, vô tình kiếm có khiếm khuyết rất lớn. Câu chuyện về bí ẩn của Mai Hoa Đạo vẫn còn dở dang, chưa được giải quyết thấu đáo thì tác giả đã nhanh nhảu chuyển sang cuộc đối đầu của Lý Tầm Hoan và A Phi với Kim Tiền bang.

 “Con người Cổ Long rất giống nhân vật Lệnh Hồ Xung dưới ngòi bút Kim Dung, học được Độc cô cửu kiếm thần kỳ, sử dụng rất linh hoạt nhưng nội lực không thâm hậu… Nếu tiểu thuyết Kim Dung càng dài càng hay thì tiểu thuyết Cổ Long càng dài càng rời rạc”, Trần Mặc nhận định như thế trong cuốn Võ hiệp ngũ đại gia.

 Cuối cùng, Cổ Long dù là nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp nhưng không thể vượt qua chính mình. Như Kim Dung không ngừng sáng tạo, các tác phẩm và nhân vật luôn có sự chuyển biến, không hề lặp lại chính mình. Sự chuyển đổi từ bậc đại hiệp chính khí lẫm lẫm Quách Tĩnh (Xạ điêu anh hùng truyện) đến gã lưu manh gian xảo Vi Tiểu Bảo (Lộc Đỉnh Ký) thể hiện rõ điều đó.


 Ngược lại, Cổ Long sau khi tạo ra mô hình tiểu thuyết võ hiệp mới với Võ lâm ngoại sử đã không còn đổi mới, các nhân vật chủ yếu xoay quanh hai loại, một là phong lưu phóng đãng, tự do tự tại, hai là mặt lạnh tim nóng, thân thế bí ẩn, tính tình kỳ lạ… Các nhân vật Lý Tầm Hoan, A Phi, Sở Lưu Hương, Lục Tiểu Phụng, Dương Phàm…đều nằm trong khuôn khổ này.

 Rốt cuộc, theo các nhà phê bình, vì những hạn chế của mình nên Cổ Long chỉ có thể xếp thứ ba trên văn đàn tiểu thuyết võ hiệp, sau Kim Dung và Lương Vũ Sinh. Cổ Long không thể như nhân vật Lý Tầm Hoan, từ vị trí “thám hoa” vượt qua Thượng Quan Kim Hồng và Thiên Cơ Lão Nhân để trở thành đệ nhất thiên hạ.

 Dù vậy, với những người yêu tiểu thuyết võ hiệp, Cổ Long vẫn luôn là tác giả không thể bỏ qua. Bộ phim Thần Kiếm - Sword Master sẽ ra mắt vào tháng 12 tới đây...

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

Sau khi làm gái quê, Phạm Băng Băng hòa vào lối sống Tây Tạng nhập vai mới

Phạm Băng Băng thậm chí đã đến nơi hẻo lánh sinh sống một thời gian, ngày ngày phơi nắng, uống trà bơ để có được trải nghiệm sâu sắc về vai diễn mới. Sau màn hóa thân thành gái quê trong phim cổ trang chính kịch Tôi Không Phải Là Phan Kim Liên, Phạm Băng Băng tiếp tục tham gia vào dự án điện ảnh mới mang tên "Bá Chủ Tây Tạng". Không chịu cảnh chôn chân mác bình hoa di động, vai diễn mới lần này hứa hẹn sẽ thể hiện nhiều khả năng diễn xuất.


Bá chủ tây tạng (nguyên tác: Trần ai lạc định) là bộ phim dựa theo tiểu thuyết "Bụi trần lắng đọng" kể về một miền đất lạ - miền đất của các Thổ ti người dân tộc Tây Tạng, có những phong tục truyền đời kì thú. Trong cái thế giới kỳ thú ấy, bạn sẽ gặp một “thằng ngốc” - sản phẩm của vị Thổ ti hiển hách nhất vùng sau cuộc tuy hoan với bà vợ xinh đẹp người Hán. Con người này luôn tự hỏi mình là “thông minh hay ngốc”, cha mẹ vẫn hỏi “ngốc hay thông minh”, còn các cô gái lại bảo đấy là con người thông minh hơn cả người thông minh.


 Con người mà mọi người gọi là “thằng ngốc” này không hoà hợp với cuộc sống chung quanh, thỉnh thoảng lại có những lời nói và hành động đi trước thời đại, báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Thổ ti. Qua những số phận nhân vật, tác giả cho người đọc thấy những mâu thuẫn sâu sắc, đấu tranh giành giật quyền lực giữa các Thổ ti, ngay trong gia đình Thổ ti và giữa Thổ ti với những người nô lệ.


 Nhà Biên kịch Trịnh Giao Long đã khéo léo chuyển thể "Bụi Trần Lắng Đọng" thành phim "Bá Chủ Tây Tạng"  với những tình tiết hấp dẫn về đời sống thảo nguyên đặc biệt vấn đề chuyện ấy giữa các thành viên Tây Tạng Diễn viên Phạm Băng Băng trong vai Tháp Na.